Tham dự buổi hội nghị, về phía Đan Mạch có ông Nicolai Prytz – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Bà Marie Juul Bech Nielsen - Thứ trưởng Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch, về phía Việt Nam có ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội, ông Vũ Quốc Bình - Phó T ổng cục trưởng , cùng các đại diện 12 trường và các doanh nghiệp tham gia dự án.
Ông Nicolai Prytz – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam
Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội
Bà Marie Juul Bech Nielsen - Thứ trưởng Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch
Sau khi đại diện lãnh đạo của Đan Mạch và Việt Nam phát biểu khai mạc, Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả và bài học quan trọng từ Giai đoạn II. Mô hình Hội đồng kĩ năng nghề địa phương nhìn chung được đón nhận trong việc kết nối các cơ sở giáo dục với nhu cầu của ngành và trong việc thu hút sinh viên. Dự án đã có tác động tích cực tới trường học, thể hiện qua tỷ lệ tuyển sinh tăng và các kỹ năng của giáo viên được củng cố và nâng cao.
Tiếp đó, Ông Torben Schuster - Giám đốc Dự án, Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch, trình bày về các mục tiêu chính của giai đoạn II hỗ trợ các trường ở Việt Nam về: 1. Xây dựng một hệ thống GDNN linh loạt và đáp dứng thị trường; 2. Cải thiện chất lượng giáo dục; 3. Cải thiện việc tuyên sinh và tỷ lệ nhận sinh viên tốt nghiệp của các doanh nghiệp; 4. Cải thiện định chế GDNN trong Việt Nam và giữa Việt Nam và Đan Mạch. Trong giai đoạn II thông qua dự án, Đan Mạch đã hỗ trợ và đạt được các mục tiêu thông qua các buổi hội thảo, các hoạt động đào tạo, trao đổi giảng viên, các hoạt động ngày hội việc làm, và các buổi đối thoại chính sách.
Về phía Trường Cao đẳng Truyền hình đại diện cho các trường tham gia dự án nghề Thiết kế đồ họa báo cáo về thành công và kinh nghiệm ban đầu khi xây dựng được chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa dựa theo hướng dẫn từ dự án Đan Mạch. Trường Cao đẳng Truyền hình bắt đầu tham gia dự án ở giai đoạn II (năm 2019). Sau 4 năm tham gia, Trường đã đạt được những thành công khi xây dựng được chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa có cải tiến so với các chương trình đào tạo trước đây của Nhà trường.
TS. Nguyễn Trọng Tùng – Đại diện trường CĐTH trình bày báo cáo tại Hội nghị
Trường Cao đẳng Truyền hình đã xây dựng được Hội đồng kỹ năng nghề địa phương (HĐKNNĐP) có 15 thành viên, trong đó có 9 thành viên đại diện cho doanh nghiệp. Sau khi thành lập, HĐKNNĐP đã triển khai hội thảo DACUM nhằm phân tích những kiến thức, kỹ năng, năng lực cần đạt được của nghề Thiết kế đồ họa.
Dựa vào kết quả từ hội thảo DACUM, Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp để đưa ra được chương trình đào tạo đổi mới theo khuyến nghị của chuyên gia Đan Mạch tăng khối lượng học tập tại doanh nghiệp. Do vậy, chương trình đào tạo đã được xây dựng có thời gian học tập 2 năm, trong đó thời lượng học tập tại doanh nghiệp tăng từ 13% lên 30%.
Từ chương trình đào tạo, trường Cao đẳng Truyền hình đã xây dựng cụ thể từng nội dung đào tạo của môn học nghề Thiết kế đào tạo cho phù hợp với mục tiêu. Chương trình môn học đã được hỗ trợ của các doanh nghiệp cho những kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp. Hình thức đánh giá, nôi dung đánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn của từng môn học. Mục tiêu của các môn học được cụ thể hóa hướng tới nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
Chương trinh đào tạo nghề Thiết kế đồ họa đến nay đã hoàn thiện và được áp dụng đào tạo cho 4 khóa, trong đó có 2 khóa sinh viên đã ra trường (CTH16, CTH17) và 2 khóa đang đào tạo tại trường. Trong quá trình triển khai chương trình đào tạo đã thu hút được người học. Sau một năm triển khai đã cho thấy được hiệu quả tích cực, nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Các khóa tuyển sinh ngành/nghề Thiết kế đồ họa đã duy trì tốt, số lượng tuyển sinh mỗi năm có tăng lên.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia dự án, trường Cao đẳng Truyền hình đã mở rộng kết nối với doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với Nhà trường thông qua ký kết hợp tác đào tạo, đến nay các số lượng doanh nghiệp hợp tác đào tạo với nhà trường khoảng 20 doanh nghiệp. Do vậy, người học có cơ hội được đi thực tế tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất và đến năm thứ hai có cơ hội nhận được việc làm ngay tại các doanh nghiệp đó.
Thông quá dự án, cán bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Truyền hình cũng được đào tạo nâng cao trình độ của mình. Các buổi hội thảo, tập huấn và trao đổi giảng viên giữa các bên trong quá trình trình khai dự án mạng lại hiệu quả cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Qua đó giúp cho cán bộ, giảng viên nhận thức rõ hơn về phương pháp đào tạo nghề; biết cách lên kế hoạch cho hoạt động dạy và học; hiểu được quy trình phản hồi để hỗ trợ người học trong học tập v.v… Và đặc biệt, giảng viên nhận thức được đào tạo nghề cần gắn liền với doanh nghiệp và doanh nghiệp cần tham gia vào trong hoạt động đào tạo.
Chụp ảnh lưu niêm buổi hội nghị tổng kết dự án Đan Mạch giai đoạn II
Để có thể triển khai giai đoạn tiếp theo, Ông Torben Schuster – Giám đốc dự án trình bày ý tưởng Dự án Giai đoạn III và các hoạt động sắp tới. Đó là những thách thưc về kỹ năng và năng lực trong quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số; Đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn ngành trong ngành công nghiệp xanh và kỹ thuật số.
Ông Torben Schuster – Giám đốc dự án
Tại Hội nghị, đ ối thoại giữa các bên trong quá trình tham gia dự án
Ông Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN và bà Marie Juul Bech Nielsen, Thứ trưởng Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch chia sẻ về những quá trình hợp tác tốt đẹp giữa hai nước và hướng tới những hợp tác tiếp theo giữa Việt Nam và Đan Mạch.
Bế mạc Hội nghị tổng kết dự án Dự án Đan Mạch giai đoạn II trong không khí vui tươi, đầm ấm.
Thực hiện: Linh Chi