Ngành/nghề: Báo chí Truyền hình

Trương Tuyên
08/03/2022 - 00:00:25
Ngành/nghề: Báo chí Truyền hình

Ngay từ khi ra đời, Truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhờ đặc trưng về ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh sinh động, chân thực, các tác phẩm báo chí truyền hình đã chinh phục nhiều tầng lớp công chúng

Học Báo chí truyền hình tại Trường Cao đẳng Truyền hình, sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng làm báo cơ bản như phỏng vấn, xử lý thông tin, biên tập và đặc biệt là tư duy hình ảnh, xây dựng kịch bản ghi hình, dẫn chương trình, quay phim và dựng hình để sáng tạo các thể loại phổ biến trên truyền hình hiện nay như tin tức, phóng sự, phỏng vấn. Ngoài ra, trở thành một thành viên trong ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình cũng là điều mà sinh viên có thể đạt được sau khóa học.      

1. Các kỹ năng được đào tạo    

Người học ngành Báo chí truyền hình được trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí nói chung và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực báo chí truyền hình. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể:      

- Thực hiện thành thạo các công việc trong lao động sáng tạo  các thể loại        Tin        truyền hình , Phóng sự truyền hình, Phỏng vấn truyền hình như : Kỹ năng phát hiện đề tài, thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo tác phẩm, biên tập.      

- Xây dựng được kế hoạch tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí truyền hình.      

- Dẫn được trước ống kính với tư cách là phóng viên truyền hình tại hiện trường, hoặc người dẫn chương trình truyền hình trong trường quay.      

- Sử dụng được máy ảnh để chụp ảnh báo chí      

- Thực hiện được một số thao tác cơ bản trên máy quay để ghi hình tác phẩm truyền hình.      

- Sử dụng được điện thoại thông minh để sản xuất tác phẩm truyền hình.      

- Sử dụng được phần mềm dựng Adobe Primere để dựng hoàn thiện tác phẩm truyền hình.      

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;  khai thác, xử lý, ứng dụng  công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.       

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.       

2. Cấu trúc chương trình      

- Số lượng môn học: 2 6      

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  82  tín chỉ,  2.010 giờ      

- Khối lượng kiến thức các môn học chung: 435 giờ       

- Khối lượng kiến thức các môn học chuyên môn: 1. 575  giờ      

- Khối lượng lý thuyết:  30%; Thực hành, thực tập, thí nghiệm:  70%      

3. Vị trí việc làm      

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm        sau đây:      

- Phóng viên, Biên tập viên và các công việc chuyên môn khác trong các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình.      

- Cán bộ truyền thông trong các cơ quan, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình.      

- Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đến báo chí - truyền thông.      


2-134

3-123

4-109




5-99
6-94
7-88
8-89
9-84
10-83
11-81
12-77
13-70
14-69